Google Tag Manager là gì? Hướng dẫn cách cài Google Tag Manager cho website

Google Tag Manager là gì?

Google Tag Manager là công cụ cực kỳ hữu ích dành cho một Digital Marketer, nó được cung cấp bởi Google và cho phép bạn dễ dàng cập nhật và gắn các các thẻ trong website của bạn mà không cần đụng đến code. Ví dụ như các thẻ theo dõi website (Google Analytics), thẻ tiếp thị lại (Google Remarketing Tag, Facebook Pixel), tạo các sự kiện theo dõi chuyển đổi trên website.

Những lợi ích của Google Tag Manager

  • Cài đặt các thẻ theo dõi trên website dễ dàng, nhanh chóng, không cần nhờ đến bộ phận IT
  • Quản lý các thẻ khi gắn vào website dễ dàng, thuận tiện.
  • Các thẻ không cần gắn đoạn code trực tiếp vào website giúp tăng tốc độ tải trang của website.
  • Đa dạng trong việc tạo các loại thẻ theo dõi chuyển đổi trên website như: Click button (Thêm vào giỏ hàng, Mua hàng, Đặt vé ngay,…), Click Hotline, Click Xem thêm, Click Messenger, Điền form,…

03 Bước cài đặt Google Tag Manager

Bước 1: Tạo tài khoản Google Tag Manager

Truy cập và tạo tài khoản Google Tag Manager qua link: https://tagmanager.google.com/

Thêm tài khoản:

  • Tên tài khoản: Tên website, doanh nghiệp để dễ quản lý
  • Quốc Gia: Việt Nam

Thiết lập vùng chứa:

  • Tên vùng chứa: điền địa chỉ website của bạn. Lưu ý: không kèm theo http:// hay https://
  • Nền tảng nhắm mục tiêu: mình nhắm mục tiêu trên website thôi nên chọn Web

Bước 2: Cài đặt 02 mã code của Google Tag Manager vào website

Sau khi bạn bấm Tạo thì Google Tag Manager sẽ hiển thị 2 đoạn mã code và hướng dẫn vị trí gắn mỗi đoạn code vào website của bạn sao cho đúng.

3 cách giúp bạn gắn 2 đoạn code này vào website

Cách 1: Gửi 2 đoạn mã code này kèm theo hướng dẫn vị trí gắn như hình cho team IT và nhờ họ đưa vào trong bộ code của website.

Cách 2: Dùng theme Flatsome của WordPress

Bạn vào trang quản trị của WordPress-> Flatsome->Advanced->Global Settings

Tại đây sẽ hiển thị sẵn các vùng chèn mã code vào các vị trí như: Header, Footer, Body. Việc của bạn đơn giản là copy đoạn code Google Tag Manager gắn vào vùng tương ứng-> Bấm Save all changes để lưu.

  • Code của <header> gắn vào vùng của HEADER SCRIPTS
  • Code của <body> thì gắn vào vùng của BODY SCRIPTS – TOP

Cách 3: Dùng plugin Insert Headers and Footers

Khi bạn không dùng theme Flatsome thì có thể tải và kích hoạt plugin: Insert Headers and Footers để chèn 2 đoạn code vào website.

Sau khi kích hoạt plugin xong bạn vào Cài đặt-> Insert Headers and Footers thì sẽ hiện ra 2 vùng chứa Header và Body. Tới chỗ này thì bạn copy và paste 2 đoạn mã code tương ứng và bấm lưu.

Bước 3: Kiểm tra xem Google Tag Manager đã kích hoạt trên website hay chưa

Khi bạn chèn xong 2 đoạn code thì hãy kiểm tra xem website của bạn đã kích hoạt được Google Tag Manager chưa bằng cách sử dụng Extensions: Tag Assistant Legacy (by Google).

Sau khi cài Extensions: Tag Assistant Legacy thì bạn F5 lại website, kiểm tra kết quả hiển thị ra như hình là bạn đã cài đặt thành công Google Tag Manager cho website của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.