Google Tag Manager giúp ích gì cho Digital Marketer? Cách sử dụng GTM hiệu quả

Google Tag Manager giúp ích gì cho Digital Marketer?

Google Tag Manager là công cụ tuyệt vời giúp các nhà quảng cáo gắn và quản lý các thẻ theo dõi như Facebook Pixel, Google Analytics, Google Ads Conversion Tracking mã không cần đụng vào phần code của website.

Một lợi ích vô cùng lớn khi bạn sử dụng Google Tag Manager là bạn có thể tạo các sự kiện để đo lường các chuyển đổi như: mua hàng, gọi điện, inbox, điền form,.. trên website trong các chiến dịch Digital Marketing của mình.

Vậy nên Google Tag Manager là công cụ không thể thiếu của một Digital Marketer. Hãy cài đặt và sử dụng ngay bạn nhé.

Nếu bạn chưa biết cách cài đặt Google Tag Manager cho website thì cùng xem thêm bài viết chi tiết tại: Google Tag Manager là gì? Hướng dẫn cách cài Google Tag Manager cho website

Cách sử dụng Google Tag Manager

Hiểu về 3 thuật ngữ chính trong Google Tag Manager: Tags, TriggersVariables

  • Tags (Thẻ): là một đoạn mã code đưa vào website để thu thập dữ liệu, đo lường chuyển đổi, sự kiện xảy ra trên website khi Triggers được kích hoạt. Ví dụ: Các mã code theo dõi như: Facebook Pixel, Google Analytics, Google Ads Conversion Tracking, Google Ads Remarketing,…
  • Triggers (Trình kích hoạt): là một điều kiện, hành động cụ thể của người dùng trên website để kích hoạt sự hoạt động của Tags. Ví dụ: “Khách hàng đặt 1 đơn hàng thành công trên website”->Tags thì điều kiện bắt buộc sẽ là load trang “Xác nhận đơn hàng thành công”-> Triggers được kích hoạt.
  • Variables (Biến): là một thành phần đưa vào để nhằm xác định chính xác để Triggers được kích hoạt. Ví dụ: một số biến thường dùng như: Click Classes, Click Element, Click ID, Click URL, Page URL,..

Lưu ý: Tài khoản Google Tag Manager mới tạo sẽ chưa xuất hiện đầy đủ các Variables (biến), vậy nên bạn phải bật các biến cần sử dụng lên.

Thao tác: Vào Variables-> Configure->Tick chọn các biến mà mình sẽ sử dụng.

Cách cài đặt các sự kiện trong Google Tag Manager

Mục đích:  Việc gắn các mã theo dõi dự kiện sẽ giúp bạn đo lường, theo dõi hiệu quả của các chiến dịch truyền thông, quảng cáo một cách chính xác, cập nhật số liệu real-time từ đó xác định được chuyển đổi của các nhóm quảng cáo, tệp khách hàng để có phương án tối ưu cho chiến dịch Digital Marketing đang triển khai.

Click button trên website: Book Now, Shop Now, Install Now, See More…

Cài đặt mã theo dõi cho các button như: Book Now, Shop Now, Install Now, See More… để đo lường xem có bao nhiêu khách hàng click vào các button, họ đến từ các kênh nào,…

Bước 1: Cài đặt Triggers (Biến)

Vào Triggers -> New (để tạo một trình kích hoạt mới)

Cửa sổ bật lên bạn tiến hành cài đặt cho Triggers

  • Thay đổi trường tên của Triggers cho dễ quản lý.
  • Trigger type: Click-All Elements
  • This trigger fires on: Some Click
  • Fire this trigger when an Event occurs and all of these conditions are true: Bạn chọn theo thứ tự Click Class->Equals-> [Điền class của button mà bạn muốn theo dõi] -> bạn nhờ bộ phận IT nếu chưa biết cách tìm class của các button trên website và nhớ đặt tên class khác nhau cho các button.

Bấm Save để hoàn tất cài đặt cho Triggers

Bước 2: Cài đặt Tags

Vào Tags -> New (để tạo một thẻ theo dõi mới)

Cửa sổ bật lên bạn tiến hành cài đặt cho Tags:

  • Thay đổi trường tên của Tags cho dễ quản lý.
  • Tag type: Google Analytics: Universal Analytics
  • Track Type: Event
  • Tại Event Tracking Parameters (các thông số của sự kiện) bạn điền thông tin vào các phần: Category, Action, Label, Value.

Lưu ý: Tên Label: sẽ thông tin xuất hiện trong các báo cáo đo lường chuyển đổi, Value: giá trị của một lần sự kiện được kích hoạt.

  • Google Analytics Settings: {{ ID Google analytics}} -> Phải cài đặt Google Analytics trên Google Tag Manager để kết nối từ trước.

Tiếp đến là chọn Trigger:

Tại ô Triggering->Click chọn Trigger mà bạn đã tạo ở Bước 1 là: 16Sept21_Click Xem thêm

Hoàn thành chọn Trigger, bấm Save để lưu phần cài đặt Tags

Bước 3: Submit thông tin

Sau khi cài đặt Tags xong, bạn Submit để hoàn thành các thao tác cài đặt. Tiếp đến bạn phải kiểm tra xem mã mình cài có hoạt động theo đúng ý định của mình chưa-> thao tác kiểm tra mình sẽ nói ở phần cuối cùng của bài viết này.

Một hành động hoàn tất: Mua hàng, gửi form đăng ký, feedback

Để đo lường các sự kiện như: Mua hàng thành công, Điền form thông tin thành công,… bạn tiến hành theo 3 bước như ở phần cài đặt mã theo dõi các Button ở trên, tuy nhiên phần cài đặt Triggers sẽ có các thay đổi như:

Trong cửa sổ cài đặt Triggers

  • Trigger type: Click – Just Links
  • This trigger fires on: Some Click
  • Fire this trigger when an Event occurs and all of these conditions are true: Bạn chọn theo thứ tự: Click URL->Equals-> [Điền link hoàn tất một hành động]

Mình theo dõi các sự kiện này qua “link hoàn tất của hành động” để đo lường chính xác con số của lượt chuyển đổi trên website, vì nếu cài đặt theo dõi các hành động chuyển đổi của khách hàng như: mua hàng, điền form, khảo sát ý kiến,… từ các button thì con số sẽ không chính xác.

VD: Để đo lường sự kiện khách hàng gửi form khảo sát ý kiến dịch vụ, nếu theo dõi qua Button thì khi khách hàng điền thiếu thông tin của form khảo sát ý kiến -> click gửi form -> form không gửi đi vì thiếu thông tin nhưng hệ thống vẫn tính là 1 lần chuyển đổi (vì có sự kiện click vào button gửi form). Vì vậy mình dùng link cảm ơn khách hàng sau khi điền form thành công để đo lường chuyển đổi là chính xác nhất.

Click Hotline, Messenger, Zalo

Để đo lường các sự kiện như: Click Hotline, Messenger, Zalo bạn tiến hành theo 3 bước như ở trên, tuy nhiên phần cài đặt Triggers sẽ có các thay đổi như:

Trong cửa sổ cài đặt Triggers:

  • Trigger type: Click – All Elements
  • This trigger fires on: Some Click
  • Fire this trigger when an Event occurs and all of these conditions are true: Bạn chọn theo thứ tự: Click URL->Equals-> [Điền link hoàn tất một hành động]

Với Messenger, Zalo thì bạn điền Click URL là link trỏ về các nền tảng này.

Mã theo dõi Pixel Facebook

Nhờ Google Tag Manager việc gắn mã theo dõi Pixel Facebook vào website sẽ cực kỳ đơn giản, bạn không cần đụng đến bộ code của website.

Bạn tiến hành thao tác trong mục Tags->New:

  • Tag Configuration: Custom HTML
  • HTML: mục này bạn điền đoạn code theo dõi của Pixel Facebook
  • Firing Triggers: All Page (page view)

Sau đó bấm Save -> Submit -> hoàn tất cài đặt.

Mã theo dõi của Google Analytics

Tương tự như Pixel Facebook, nhờ Google Tag Manager việc gắn mã theo dõi Google Analytics vào website sẽ cực kỳ đơn giản.

Bạn tiến hành thao tác trong mục Tags->New:

  • Tag Configuration: Google Analytics: Universal Analytics
  • Track Type: chọn Page View
  • Google Analytics Settings: bạn chọn New Variable-> Điền Tracking ID của Google Analytics-> Save.
  • Firing Triggers: All Page (page view)

Sau đó bấm Save -> Submit -> hoàn tất cài đặt.

Hướng dẫn lấy Tracking ID của Google Analytics:

Thao tác: bạn vào Google Analytics của website-> Setting->Tracking Infor->Tracking Code-> bạn sẽ thấy Tracking ID. (VD: UA-175222578-1)

Mã theo dõi Google Ads Conversion Tracking

[Đang cập nhật…]

Cách kiểm tra mã sự kiện trong Google Tag Manager có hoạt động hay chưa

Sau khi Submit thông tin cài đặt, bạn hãy kiểm tra xem mã sự kiện đã hoạt động hay chưa bằng cách:

Bước 1: Click chuột vào Preview-> [Điền URL của website]-> Click Connect

Bước 2: Hệ thống sẽ mở cửa sổ mới tới website bạn vừa điền -> Click vào Button bạn đã cài đặt theo dõi.

Bước 3: Bạn quay trở lại trang Preview sẽ thấy thông tin thẻ vừa kích hoạt (1 lần) dựa trên thao tác mà bạn vừa click vào button.

Ví dụ: Hình ở trên là thẻ “16Sept21_Click xem thêm” đã vừa kích hoạt 1 lần do mình đã click vào button Xem thêm 1 lần.

Và đó là tất cả các thông tin về lợi ích của Googe Tag Manager và các cách cài đặt từng mã theo dõi trên website. Việc sử dụng thành thạo công cụ Googe Tag Manager sẽ giúp các bạn Digital Marketer trong việc đo lường và theo dõi hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo, Digital Marketing tổng thể của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.