NỘI DUNG BÀI VIẾT
Đi từ kiến thức cơ bản
Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn cách thiết lập một chiến dịch quảng cáo Facebook ads cơ bản dành cho những bạn mới tìm hiểu về Facebook ads và giải thích ý nghĩa của các thuật ngữ đi kèm.
Việc tìm hiểu từ kiến thức cơ bản sẽ giúp bạn nắm rõ quy trình, cách thức vận hành của quảng cáo Facebook ads, xây dựng kiến thức nền tảng để khi bạn tiếp cận đến những kiến thức nâng cao sẽ thuận lợi hơn và đưa ra được các cách tối ưu chiến dịch quảng cáo để mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí phù hợp.
Lưu ý: Nếu bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu về quảng cáo Facebook ads, hãy đọc qua 3 bài viết về chủ đề Facebook ads để có sự chuẩn bị tốt nhất khi set up quảng cáo nhé.
[Facebook ads] Phần 1: 5 bước cơ bản để tạo một Fanpage chuyên nghiệp
[Facebook ads] Phần 2: Những điều cần chuẩn bị trước khi chạy quảng cáo
[Facebook ads] Phần 3: Tìm hiểu về 11 loại mục tiêu trong các chiến dịch quảng cáo Facebook Ads
Hướng dẫn set up chiến dịch quảng cáo Facebook ads cơ bản
Bước 1: Xác định mục tiêu & tạo mới một chiến dịch
- Bạn vào trình quản lý quảng cáo của Facebook ads: https://www.facebook.com/adsmanager/manage
- Tại tag Campaign click chuột “Create” để tạo mới một chiến dịch
Cửa sổ hiện ra và bạn chọn mục tiêu cho chiến dịch Facebook Ads của mình -> Continue.
Trong bài viết này mình demo chiến dịch với mục tiêu là Engagement -> tăng tương tác trên bài viết quảng cáo.
(Xem thêm bài viết về: 11 loại mục tiêu trong các chiến dịch quảng cáo Facebook Ads để chọn chính xác mục tiêu của mình nhé)
Bước 2: Thiết lập thông tin cho cấp Chiến dịch
Sau khi chọn mục tiêu chiến dịch và click Continue ở Bước 1 thì cửa sổ thiết lập thông tin cho chiến dịch sẽ hiện ra.
Bạn thiết lập theo thứ tự từ cấp: Chiến dịch->Nhóm quảng cáo->Mẩu quảng cáo
Tại cấp Chiến dịch bạn chỉ cần thay đổi lại Tên chiến dịch tại Campaign name -> bấm Next để chuyển đến cửa sổ dành cho thiết lập Nhóm quảng cáo.
Mình thường đặt theo cấu trúc: [Thời gian]_[Brand/Product]_[Tên chiến dịch] để dễ quản lý, Ví dụ: 22Sept21_DM_LaunchingCPC
Bước 3: Thiết lập thông tin cho cấp Nhóm quảng cáo
Mỗi Chiến dịch sẽ có nhiều Nhóm quảng cáo, và quy trình này bạn đang thiết lập cho 1 nhóm quảng cáo (lúc sau bạn muốn tạo thêm thì chỉ cần nhân đôi nhóm quảng cáo này và chỉnh sửa thôi).
Tại đây bạn sẽ thiết lập nhiều thông tin, mình sẽ đi theo trình tự từ trên xuống dưới nhé.
Ad set name: đặt tên cho nhóm quảng cáo. Cấu trúc mình hay đặt là: [Tên cấp Chiến dich] + [Tên nhóm quảng cáo]. Ví dụ: 22Sept21_DM_LaunchingCPC_Traffic website
Budget & Schedule (ngân sách & lịch)
Budget: Tại đây bạn chọn một trong hai loại ngân sách:
- Daily budget (ngân sách hằng ngày): là số tiền bạn muốn chi tiêu mỗi ngày cho nhóm quảng cáo này. Ví dụ: Một ngày chi 200,000đ cho nhóm quảng cáo này.
- Lifetime budget (Ngân sách trọn đời): là số tiền bạn muốn chi tiêu cho nhóm quảng cáo này trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ: Bạn cài đặt ngân sách trọn đời 3,000,000đ chạy trong 7 ngày cho nhóm quảng cáo này.
Facebook sẽ tự động phân phối ngân sách cho quảng cáo dựa vào hình thức mà bạn đã cài đặt, và sẽ không vượt quá số tiền của bạn.
Ngoài khác nhau về hình thức phân phối ngân sách, thì với hình thức Lifetime budget sẽ cho phép bạn cài đặt quảng cáo xuất hiện theo khung giờ mà bạn mong muốn (Hình thức Daily budget sẽ không cài được).
Schedule: Bạn chọn thời gian bắt đầu và kết thúc của nhóm quảng cáo này.
Audience (Đối tượng)
Mục này nhằm thiết lập các thông tin về đối tượng khách hàng mà bạn muốn quảng cáo của mình hiển thị.
Custom Audiences (Đối tượng tùy chỉnh): Nếu bạn đã tạo sẵn tệp đối tượng mục tiêu thì nó sẽ xuất hiện ở đây cho bạn chọn.
Ví dụ: Tệp khách hàng tương tác fanpage, inbox fanpage, Data khách hàng qua SĐT, Email, Tệp khách hàng truy cập website (Pixel Facebook), Tệp khách hàng đã set up & lưu lại trước đó,…
Mình sẽ có bài viết chi tiết về cách tạo các tệp đối tượng này để bạn tăng hiệu quả của chiến dịch quảng cáo của mình.
Locations (Địa điểm): Bạn sẽ khoanh vùng địa điểm mà quảng cáo sẽ hiển thị. Có thể chọn theo tên của Quốc gia, Tỉnh, Thành phố hoặc khoanh vùng theo phạm vi bán kính 10Km, 15km,…..
Bên cạnh đó, bạn có thể chọn vùng mà quảng cáo không được phép hiển thị. Ví dụ: Bạn chọn hiển thị toàn Việt Nam & loại trừ 2 tỉnh: Phú Yên, Quảng Ngãi.
Age: Tùy chọn độ tuổi
Gender: Giới tính
Detailed targeting (nhắm mục tiêu chi tiết)
Tại đây bạn sẽ thiết lập thông tin chi tiết về đối tượng bạn nhắm đến thông qua:
- Nhân khẩu học: là những thông tin khách hàng khai báo trên Facebook như: độ tuổi, giới tính, tính trạng quan hệ, học vấn, chức danh công việc,..
- Sở thích: là những thông tin mà khách hàng quan tâm và đã tương tác trên Facebook như: bài viết, quảng cáo khác, fanpage, group,…
- Hành vi: là những hành động mà khách hàng đã tạo ra trên Facebook như: truy cập Facebook bằng mobile hay desktop, sử dụng điện thoại: iPhone, Samsung…, Checking tại một địa điểm nào đó,…
Bên cạnh đó, có nghi vấn cho rằng FB có thu thập thông tin người dùng qua đoạn tin nhắn messenger hay voice call của bạn.
Languages: Tùy chọn ngôn ngữ
Trong quá trình thiết lập đối tượng bạn thường xuyên kiểm tra về các chỉ số dự đoán kết quả hằng ngày để xem độ rộng của tệp đối tượng như hình trên. Các chỉ số này chỉ ước tính và sẽ thay đổi theo mỗi tùy chọn của bạn.
Lưu ý: Phần thiết lập Audience này bạn có thể cài đặt thêm thông tin trong phần Show more options (Tùy chọn cài đặt thêm). Tại đây bạn sẽ chọn được tệp đối tượng như: Tệp đối tượng đã like fanpage, Tệp đối tượng đã sử dụng app, Tệp đối tượng đã phản hồi về một event,….”
Placements (Vị trí)
Đến phần thiết lập về vị trí mà quảng cáo sẽ xuất hiện. Mình khuyên nên chọn Manual placements để được tùy chọn những vị trí hiển thị trên Facebook mà mình mong muốn.
Devices (Thiết bị): ở đây bạn có thể chọn hiển thị trên Mobile hoặc Desktop
Platforms (Nền tảng)
Tại đây bạn có thể chọn hiển thị như: Facebook News Feed, Instagram feed, Messenger inbox, Facebook Marketplace, Stories, In-stream,…
Lưu ý: Nếu bạn muốn quảng cáo hiển thị trên Instagram thì phải kết nối với tài khoản Instagram của mình trước khi tick chọn hiển thị trên nền tảng này.
Tùy vào mục đích của chiến dịch mà bạn chọn những vị trí hiển thị quảng cáo phù hợp
Optimisation and delivery (Tối ưu hóa & phân phối)
Tại đây bạn có thể cài đặt thêm về hình thức phân phối quảng cáo với các tùy chọn:
- Post Engagement (tương tác bài viết): Tập trung phân phối đến những người nhiều khả năng tương tác nhất (like, share, comment) với chi phí thấp nhất.
- Daily Unique Reach: Phân phối quảng cáo đến một người một lần trong ngày. Tùy chọn này sẽ giúp bạn điều chỉnh tần suất quảng cáo xuất hiện đến một người trong ngày.
- Impression: Tùy chọn này thì sẽ phân phối quảng cáo đến một người nhiều lần nhất có thể.
Vậy là xong phần thiết lập thông tin cho một Nhóm quảng cáo, bạn click Next để chuyển qua thiết lập mẩu quảng cáo cho nhóm này.
Bước 4: Thiết lập thông tin cho cấp Mẫu quảng cáo
Tại đây bạn sẽ thiết lập mẩu quảng cáo sẽ hiển thị trên newfeed của đối tượng mục tiêu trong nhóm quảng cáo đã được thiết lập ở Bước 2.
Ad name (Tên mẩu quảng cáo): Bạn đặt tên cho mẩu quảng cáo, mình thường đặt theo tên của Nhóm quảng cáo tương ứng đã thiết lập trước đó.
Identity (Nhận diện): Chọn Fanpage mà bạn muốn chạy quảng cáo. Tại đây bạn có thể kết nối với tài khoản Instagram để chạy trên nền tảng này.
Ad setup (Thiết lập quảng cáo): Bạn có thể chọn tạo mới mẩu quảng cáo hoặc chọn quảng cáo từ một bài viết có sẵn trên page.
Ad creative: Sau khi chọn được bài viết quảng cáo, tại đây bạn sẽ tạo được Button (nút kêu gọi hành động) thêm cho mẩu quảng cáo như: Mua ngay, Xem thêm, Gửi tin nhắn,…
Bước 5: Hoàn tất thiết lập
Đến đây là bạn đã hoàn thành xong quy trình tạo một chiến dịch quảng cáo Facebook ads cơ bản với: 1 Chiến dịch -> 1 Nhóm quảng cáo ->1 Mẩu quảng cáo đi kèm.
Bạn muốn tạo thêm một nhóm quảng cáo thứ 2 thì chỉ cần nhân đôi nhóm quảng cáo vừa thiết lập, sau đó chỉnh sửa các thông tin cho nhóm quảng cáo, mẩu quảng cáo mới
Bạn có thể Public (Đăng) chiến dịch vừa tạo lên luôn, tuy nhiên mình khuyên bạn đừng đăng vội, mà hãy dành thời gian review lại các thông tin bạn vừa thiết lập để tránh sai xót. Các thông tin bạn nên review lại như: Ngân sách, Thời gian, Địa điểm, Đối tượng mục tiêu, Mẩu quảng cáo -> review xong bạn có thể an tâm Đăng chiến dịch lên để Facebook xét duyệt.
Thời gian để Facebook xét duyệt một chiến dịch nhanh hay chậm tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Lịch sử tài khoản quảng cáo, Ngân sách quảng cáo,…thường xét duyệt trong vòng 24 giờ.
Và trên đây là toàn bộ quy trình thiết lập một chiến dịch quảng cáo Facebook ads cơ bản dành cho những bạn mới. Như mình đã đề cập ở đầu bài viết, việc đi từ cơ bản để hiểu quy trình, cách thức vận hành của quảng cáo Facebook ads sẽ giúp bạn có nền tảng vững chắc để tiếp cận những loại quảng cáo nâng cao hơn, đồng thời có cơ sở để tối ưu các nhóm quảng cáo nhằm mang đến hiệu quả cao nhất cho chiến dịch quảng cáo của mình.
Bài viết liên quan
[Facebook ads] Phần 5: Các Tệp đối tượng phổ biến giúp bạn nâng cao hiệu quả khi chạy quảng cáo Facebook Ads
5 / 5 ( 2 bình chọn ) NỘI DUNG BÀI VIẾT Hiểu về tệp [...]
Th10
Tổng hợp bộ kích thước hình ảnh Facebook chuẩn năm 2021
5 / 5 ( 1 bình chọn ) NỘI DUNG BÀI VIẾT Tầm quan trọng [...]
Th10
[Facebook ads] Phần 3: Tìm hiểu về 11 loại mục tiêu trong các chiến dịch quảng cáo Facebook Ads
5 / 5 ( 3 bình chọn ) NỘI DUNG BÀI VIẾT Hiểu về quảng [...]
Th9
[Facebook ads] Phần 2: Những điều cần chuẩn bị trước khi chạy quảng cáo
3.7 / 5 ( 3 bình chọn ) NỘI DUNG BÀI VIẾT Quảng cáo Facebook [...]
Th8
[Facebook ads] Phần 1: 5 bước cơ bản để tạo một Fanpage chuyên nghiệp
Rate this post NỘI DUNG BÀI VIẾT Fanpage là gì?5 bước cơ bản giúp bạn [...]
Th8